''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ 4,5

Cập nhật lúc : 20:34 12/12/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023

TRƯỜNG TH PHONG HÒA I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TỔ CHUYÊN MÔN  4- 5

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                    Phong Hòa, ngày 14  tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN 4-5

Năm học 2022- 2023

           

Căn cứ Công văn số 414/PGDĐT-GDTH, ngày 14 tháng 9 năm 2022, v/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2022 - 2023 của Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền;

Căn cứ Kế hoạch số 25 /KH-THPH1 ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Trường Tiểu học Phong Hòa I về Kế hoạch Giáo dục của nhà trường năm học 2022 - 2023;

            Tổ 4-5 Trường Tiểu học Phong Hòa I triển khai kế hoạch công tác năm học 2022 – 2023 như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

a/ Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đảm bảo cho việc học tập của học sinh

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu trường Tiểu học Phong Hòa I

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, vững về chuyên môn

- Giáo viên trong tổ đều biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Đa số là con em nông thôn, ngoan ngoãn, lễ phép, môi trường giáo dục lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.

- Học sinh có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

 b/ Khó khăn:

* Giáo viên:

           - Các tổ viên trong tổ đa số có tuổi đời khá lớn nên sự năng động trong công tác và việc tham gia các phong trào thi đua có phần e ngại. Do vậy, tổ gặp không ít khó khăn khi tổ chức các hoạt động chuyên môn, dự giờ, thao giảng và tham gia các hội thi...

         - Một số giáo viên nhà ở xa, vùng trũng nên gặp khó khăn trong quá trình công tác

* Học sinh:

         - Khối 4;5 học sinh ít nên ảnh hưởng việc tham gia các phong trào

         - Một số học sinh ở thôn Hòa Đức, Bàu Tràng chưa được sự quan tâm của phụ huynh nên ảnh hưởng đến việc học tập.

         - Do trình độ học sinh không đồng đều, một số học sinh trống kiến thức nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức mới     

 

 

 

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CHỈ TIÊU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I. Số lượng:

             - Tổng số học sinh theo kế hoạch được giao: 135 em/6 lớp; 68 nữ

                        Trong đó:

Khối/ Lớp

TS Lớp

TSHS

Nữ

Lưu ban

Khuyết tật

Ghi chú

4

3

60

22

 

 

 

5

3

75

46

 

3

 

Tổng cộng

6

135

68

 

3

 

            - Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày: 100 %

- Phấn đấu duy trì số lượng đến cuối năm đạt tỷ lệ 100%

2. Một số biện pháp duy trì số lượng:

- Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm.

- Tạo mối quan hệ tốt giữa Nhà trường- Gia đình

- Tổ chức có kết quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp của Liên đội cuốn hút học sinh đến trường. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để cuốn hút các em đến trường.

            - Giáo viên cần phải có hình thức tổ chức dạy học hợp lý, đổi mới phương pháp dạy học kích thích học sinh tích cực học tập.

            - Kết hợp với các tổ chức trpng nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp Lễ, Tết và đầu năm học động viên các em học tập.

II. Chất lượng giáo dục toàn diện:

1. Yêu cầu:

-  Trên cơ sở CTGDPT 2006, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với CTGDPT 2018;

- Thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng;

            - Nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

2. Chỉ tiêu:

            * Kết quả chất lượng giáo dục: Chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm:

            - Mức độ hoàn thành các môn học và HĐGD:

                        + Hoàn thành Tốt và hoàn thành 135 em, chiếm tỉ lệ: 100%

            - Mức độ về hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:

                        + Tốt và Đạt: 135 em, chiếm tỉ lệ: 100%

            - Mức độ về hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

                        + Tốt và Đạt: 135/135 em, chiếm tỉ lệ: 100%;

            - Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 135 em, chiếm tỉ lệ: 100%

            - Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 75/75 em, chiếm tỉ lệ: 100%;

            - Học sinh khen thưởng: đạt từ 55% đến 60%

TT

Đơn vị

TSHS

Các môn học và HĐGD

Năng lực

Phẩm chất

HTT, HT

CHT

Tốt - Đạt

CCG

Tốt - Đạt

Cần cố gắng

SL

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

LỚP 4/1

22

22

100,0

0

 

22

100,0

 

 

22

100,0

 

 

2

LỚP 4/2

26

26

100,0

 

 

26

100,0

 

 

26

100,0

 

 

3

LỚP 4/3

12

12

100,0

0

 

12

100,0

0

 

12

100,0

0

 

 

KHỐI 4

60

60

100,0

0

 

60

100,0

0

 

60

100,0

0

 

4

LỚP 5/1

25

25

100

   

25

100,0

 

 

25

100,0

 

 

5

LỚP 5/2

24

24

100.

 

 

24

100,0

 

 

24

100,0

 

 

6

LỚP 5/3

26

26

100,0

 

 

26

100,0

 

 

26

100,0

 

 

 

KHỐI 5

75

75

100

0

0

75

100,0

0

 

75

100,0

0

 

                               

3. Biện pháp thực hiện:

3.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học:

- Thực hiện chương trình các môn học theo quy định của Bộ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương. Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ (CV số 2345/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 07/6/2021 của Bộ GD&ĐT).

- Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục như bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, giáo dục địa phương…vào dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm phương,

- Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 4, lớp 5:

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006,  thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

- Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

       - Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 để học sinh được chuẩn bị học lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng dẫn tại Công văn số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ GDĐT.

3.2. Nâng cao hiệu dạy học 2 buổi/ngày:

- Tổ chức 100% HS học 2 buổi/ngày

- Chú trọng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và tạo điều kiện cho học sinh thực hành, trải nghiệm. 

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp; khuyến khích học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp. Có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy buổi 2 theo từng nhóm đối tượng học sinh. Tăng cường thời lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành bài học, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, trải nghiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3.3. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học:

3.3.1. Việc tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng năng lực học tập cho học sinh:

- Tiếp tục rà soát chất lượng học tập của học sinh ngay từ đầu năm học để có giải pháp phụ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Theo dõi từng cá nhân học sinh để đưa ra những biện pháp phù hợp, tuyệt đối không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; học sinh đọc, viết còn chậm.

- Căn cứ kết quả bài kiểm tra của học sinh để làm cơ sở cho sinh hoạt chuyên môn tháo gỡ những vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức và xây dựng các chuyên đề.

3.3.2. Việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới:

- Tiếp tục ứng dụng một số thành tố tích cực của mô hình VNEN, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

3.3.3. Việc tổ chức dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột:

-  Thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột đối với môn Khoa học. Tổ chuyên môn tổ chức cho GV đăng kí các chủ đề/ bài dạy và tổ chức dạy học hiệu quả. Mỗi GV: 2 chủ đề/ bài /năm học.

3.3.4. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá:

Đối với học sinh lớp 4, lớp 5 tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học.

Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

3.4. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:

3.4.1. Đối với trẻ khuyết tật:

Triển khai xây dựng Kế hoạch giáo dục hoà nhập HS khuyết tật theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật, tiếp tục thực hiện Kế hoạch 188/KH-UBND ngày 21/8/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch 229/KH-UBND ngày 30/10/2020 Thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030.

Thực hiện việc xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật đang học hoà nhập. Bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập.

3.4.2. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

Quan tâm, giúp đỡ học sinh đến trường, huy động các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tạo điều kiện cho học sinh, không để tình trạng học sinh bỏ học vì gặp khó khăn về kinh tế.

3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển Thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh:

3.5.1. Tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm:

- Chú trọng tổ chức các trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết hợp tác với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng.

- Phát huy tác dụng các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, tài liệu và các chuyên đề đã triển khai. Kết hợp dạy trên lớp với dạy học tại Thư viện; kết hợp dạy học trên lớp với dạy học ngoài lớp.

- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. Chú trọng đến các chủ đề của từng tháng trong năm học để tổ chức các hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức hoạt động giờ ra chơi phong phú hấp dẫn thu hút các em như: dân vũ, thực hiện một số động tác nhảy đơn giản theo nền nhạc…; tổ chức “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, “Giao lưu chúng em kể chuyện sách”… 

- Tiếp tục chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm và làm quen một số nghề truyền thống ở địa phương.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh với nhiều nội dung, chủ đề như giáo dục trẻ em gái, an toàn giao thông, tuyên truyền biển đảo…; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh

- Tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh môi trường (lớp học, trường học, nơi công cộng…) phù hợp với lứa tuổi nhằm giáo dục ý thức cho học sinh về giữ gìn vệ sinh môi trường; hướng dẫn cho các em có ý thức về xử lý rác thải từ nguồn, biết phân loại rác.

3.5.2. Hoạt động đọc sách tại thư viện:

- Sử dụng có hiệu quả sách, tài liệu hiện có; tổ chức ngày hội Đọc, chia sẻ, giới thiệu, triển lãm sách… với mục đích tạo phong trào đọc sách trong học sinh, giáo viên và trong cộng đồng; xây dựng văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh.

- Tổ chức tiết đọc sách tại thư viện (1 tiết /lớp/tuần) nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh. tiếp tục xây dựng tủ sách ở lớp học.

3.8. Về thực hiện quy chế chuyên môn:

            - Các thành viên trong tổ thực hiện đúng đủ các loại hồ sơ theo qui chế qui định. Nội dung các loại hồ sơ thể hiện đầy đủ yêu cầu đảm bảo kịp thời.

+ Có kế hoạch năm, tháng, tuần.(Sổ chủ nhiệm)

+ Mở đủ các loại hồ sơ theo quy định. Giáo viên lên lớp đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.

+ Giáo viên thao giảng 3-4 tiết/năm. Dự giờ 15-18 tiết/năm.

+ 100% giáo viên tham gia BDTX theo kế hoạch

+ Sinh hoạt tổ chuyên môn 2-3 lần/tháng.

+ Tổ chuyên môn kiểm tra hồ sơ giáo viên 2 lần/HK; dự giờ toàn bộ giáo viên trong tổ.

            - Triển khai các chuyên đề trong năm học:

 

TT

Tên chuyên đề

Người thực hiện

Thời gian

1

- Dạy học môn Toán (phần Giải toán có lời văn ) giúp tiếp cận Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, 5.

Nguyễn Thị Ngọc Liên

Tháng 10/2022

2

- Dạy học môn Tiếng Việt (phân môn Tập đọc) giúp tiếp cận Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, 5.

Lương Thanh Phong

Tháng 12/2022

 

III.  Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:

1. Củng cố và phát triển chất lượng giáo dục

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, có đủ các cấp độ (ngày, tuần, tháng, năm, từng giai đoạn). Triển khai, thực hiện kế hoạch và các nội dung mới do Sở, Phòng chỉ đạo phải kịp thời, cụ thể;, kịp thời báo cáo cấp trên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; điều chỉnh kịp thời để thực hiện đạt hiệu quả.

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên đăng kí chỉ tiêu cụ thể, từng lớp đảm bảo công bằng, cụ thể; tạo, tạo môi trường cho cha mẹ học sinh cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. điều kiện

- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện. Xây dựng môi trường Xanh- sạch - đẹp.

2. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu:

2.1. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- 100% giáo viên sử dụng CNTT trong các tiết học.  

2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo:

Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, tập huấn sử dụng cho đội ngũ giáo viên bảo đảm tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến (tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bằng hình thức trực tuyến); sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp;

Thực hiện báo cáo, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, đào tạo và trên phần mềm phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đúng tiến độ quy định. Khai thác sử dụng hiệu quả dữ liệu cơ sở dữ liệu ngành phục vụ công tác điều hành, quản lý.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kế hoạch giáo dục nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh. Từng bước thực hiện số hóa hồ sơ quản lý bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.

IV. Một số hoạt động và các phong trào thi đua:

*. Tham gia Hội thi, giao lưu các cấp:

1. Đối  với học sinh:

      a) Tổ chức triển lãm “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” và tham gia giao lưu học sinh “Viết chữ đẹp”:

      - Thời gian tham gia ở trường: tháng 12/2022.

- Thời gian tham gia huyện: tháng 01/2023

     - Phấn đấu có từ  5 lớp được công nhận “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” cấp trường.

- Phấn đấu có  6 học sinh tham gia “Viết chữ đẹp” đạt giải cấp huyện.

- Giáo viên phụ trách phong trào: Giáo viên chủ nhiệm các lớp.

b) Giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt khối 4, 5:

- Thời gian tham gia huyện: tháng 02/2023.

      - Phấn đấu đạt giải cấp huyện từ 01- 02 em/ môn/ khối, cấp tỉnh: 1-2 em/ môn.

      - Giáo viên phụ trách: Thầy Lương Thanh Phong phụ trách môn Tiếng Việt, thầy Trần Đăng Tàu phụ trách môn Toán

            c) Tham gia đầy đủ các cuộc thi trên Internet: Trạng Nguyên Tiếng Việt; Toán học Vioedu.

            - Phân công GV phụ trách: Trạng Nguyên Tiếng Việt; Toán học Vioedu: Giáo viên chủ nhiệm.

            - Phấn đấu có 1- 2 HS/ khối/ cuộc thi đạt giải cấp tỉnh.

2. Đối  với giáo viên: Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện (Theo Thông tư số 22/201 9/TT-BGD&ĐT ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ GD&ĐT.)

- Cấp trường: 100% giáo viên tham gia, đạt 100%.

- Cấp huyện:  1 Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện

            * Biện pháp nâng cao chất lượng các hội thi, giao lưu:

      Các thành viên phụ trách, lập kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. Phối kết hợp với ban chấp hành hội cha mẹ học sinh xây dựng nguồn kinh phí để đầu tư công tác bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên học sinh tham gia các hội thi

V. Công tác kiểm tra trong năm học:

- Theo kế hoạch chuyên môn tổ kết hợp kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên . Việc kiểm tra đ­ược tiến hành th­ường xuyên, công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản  đ­ược l­ưu giữ cho việc đánh giá thi đua, khen th­ưởng.

- Hình thức kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra hoạt động dạy học, chuyên đề, kiểm tra đột xuất và báo tr­ước.

 

TT

Họ và tên

Nhiệm vụ được giao

Thời gian kiểm tra

1

Lương Thanh Phong

TPCM, GVCN lớp 4/1

Tháng 11/2022

2

Nguyễn Thị Ngọc Liên

TTCM, GVCN lớp 5/1

Tháng 02/2023

 

C. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Tháng

Nội dung công tác

 

 

 

 

 

 

Tháng

9/2022

1. Khai giảng năm học 05/9/2022; thực hiện tuần 1, 2, 3, 4 (thực hiện tuần 1 từ ngày 06/9/2022)

2. Dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 do PGD tổ

3. Xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học/hoạt động giáo dục đối với các lớp.

4. Xây dựng kế hoạch năm học: cá nhân, tổ, chuyên môn

5. Phát động Phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" và triển khai Tháng an toàn giao thông.

6. Tiến hành xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn (trồng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ).

7. Ứng dụng một số thành tố tích cực của VNEN vào dạy học.

8. Công tác dự giờ-Thao giảng: 1 - 2 giáo viên.

9. Xây dựng kế hoạch tự học BDTX.

10. Tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp; CMHS các lớp.

11. Kiểm tra HSSS giáo viên

 

 

 

 

 

Tháng

10/2022

 

1. Phát động đợt thi đua lập thành tích chào mừng "Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10"  bằng các hoạt động như thao giảng, dự giờ thăm lớp, ...

2. Dạy học chương trình tuần 5, 6, 7, 8 (bắt đầu tuần 5 vào ngày 03/10/2022). Tổ chức triển khai chuyên đề, SHCM theo NCBH, thao giảng, phụ đạo học sinh,...

3. Tham gia Hội thảo chuyên đề dạy học các môn học và Hoạt động trải nghiệm đối với lớp 3.

4. Tổng kết “Tháng An toàn giao thông” và triển khai “Tháng Quyền và bổn phận trẻ em”.

5. Đẩy mạnh việc tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học.

6. Dạy học môn Toán (phần Giải toán có lời văn ) giúp tiếp cận Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, 5. (cô Nguyễn Thị Ngọc Liên)

7. Lập danh sách HS tham gia các Câu lạc bộ: Toán, Tiếng Việt

8. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp";

9. Thực hiện tự học BDTX

 

 

 

 

 

 

 

Tháng

11/2022

 

1. Tổ chức các hoạt động nhân ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11”: thao giảng, dự giờ thăm lớp và đẩy mạnh các hoạt động về chuyên môn, tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho học sinh.

2. Dạy học chương trình tuần 9, 10, 11, 12, 13 (bắt đầu tuần 9 vào ngày 31/10/2022)

3. Tổ chức kiểm tra định kì, đánh giá học sinh giữa học kì I. (Sau khi dạy xong tuần 10), báo cáo chất lượng.

4. Tham gia Sinh hoạt chuyên môn tiếp cận Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, 5 do PGD tổ chức.

5. Tổng kết Tháng Quyền và bổn phận trẻ em và triển khai Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.

6. Tham gia  Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường.

7. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp"; Duy trì tốt các CLB.

8. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, môi trường không rác thải (trồng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ), “Ngày chủ nhật xanh”

9. Công tác kiểm tra: Kiểm tra hoạt động sư phạm Lương Thanh Phong – GVCN lớp 4/1; kiểm tra 1-2 giáo viên về việc dạy học lấy hoạt động học sinh làm trung tâm.

10. Thực hiện tự học BDTX

11. Kiểm tra HSSS GV

12. Sinh hoạt CM theo định kì

 

 

 

Tháng

12/2022

1. Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Quốc phòng toàn dân và Ngày thành lập QĐNDVN (22 /12).

2. Dạy học chương trình tuần 14, 15, 16, 17 (bắt đầu tuần 14 vào ngày 05/12/2022).

3.Ra đề kiểm tra định kì theo thông tư; dạy học kết hợp ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì 1.

5. Triển khai chuyên đề: Dạy học môn Tiếng Việt (phân môn Tập đọc) giúp tiếp cận Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 4, 5. (thầy Lương Thanh Phong)

6. Sinh hoạt Tổ CM theo NCBH.

7. Tiếp tục duy trì phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”; kiểm tra phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp”, thi “Viết chữ đẹp” cấp trường. Duy trì tốt các CLB.

8. Thực hiện tự học BDTX

 

 

 

 

Tháng

01/2023

1. Dạy học chương trình tuần 18, 19, 20 (dạy tuần 18 bắt đầu vào ngày 03/01/2023).

2. Hoàn thành chương trình học kỳ HKI  vào ngày 06/01/2023. Tổ chức ôn tập và kiểm tra học kỳ 1 theo kế hoạch của PGD. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong tuần nghỉ cuối kì.

3. Sơ kết học kỳ I, báo cáo định kỳ theo yêu cầu của CM  Nhập thống kê chất lượng học kỳ I lên cổng thông tin điện tử của Sở.

4. Thực hiện chương trình học kỳ 2 vào ngày 16/01/2023 (Dạy học chương trình tuần 19, 20)

5. Tham gia giao lưu phong trào “Viết chữ đẹp” học sinh cấp huyện và đón đoàn kiểm tra của PGD công nhận trường đạt phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”.

5. Công tác kiểm tra: Kiểm tra việc nhận xét, đánh giá bài kiểm tra định kì của học sinh; kiểm tra HSSS giáo viên.

6. Thực hiện tự học BDTX

 

 

 

 

Tháng

02/2023

1. Tổ chức các hoạt động thi đua “Dạy tốt - Học tốt” chào mừng Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 21, 22, 23, 24 (bắt đầu tuần 21 vào ngày 06/02/2023)

3. Thực hiện chọn sách giáo khoa cho lớp 4 theo chỉ đạo của PGD.

4. Sinh hoạt Tổ CM theo NCBH.

5. Tiếp tục duy trì phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”; Duy trì tốt các CLB.

6. Tham gia giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 và lớp 5 cấp huyện.

7. Công tác kiểm tra: Kiểm tra hoạt động sư phạm cô Nguyễn Thị Ngọc Liên – GVCN lớp 5/1;

8. Thực hiện tự học BDTX

 

 

Tháng

03/2023

1. Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3) và  chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3).

2. Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 25, 26, 27, 28 (bắt đầu tuần 25 vào ngày 06/03/2023) kết hợp ôn tâp, kiểm tra định kỳ, đánh giá giữa HK2, báo cáo chất lượng giáo dục.

3. Tham gia thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

4. Sinh hoạt Tổ CM: Thao giảng, SHCM theo NCBH

5. Công tác kiểm tra: kiểm tra đột xuất, chuyên đề 1-2 GV;

6. Thực hiện tự học BDTX

7. Kiểm tra HSSS GV

 

Tháng

04/2023

1. Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 29, 30, 31, 32 (bắt đầu tuần 29 vào ngày 03/4/2023). Tăng cường công tác phụ đạo HS.

2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4, 5 nhân dịp 30/4, 01/5.

3. Sinh hoạt Tổ CM: thao giảng, dự giờ

4. Kiểm tra hồ sơ, học bạ lớp 5.

5. Tổ chức ngày hội đọc cho học sinh lớp  4, 5.

6. Tham gia giao lưu câu lạc bộ học sinh có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt,  lớp 5 cấp tỉnh (nếu có)

7. GV nộp Sáng kiến kinh nghiệm. ( Những GV đăng kí CSTĐ)

8. Ra đề kiểm tra định kì

9. Tổng kết công tác BDTX năm học.

 

 

 

 

 

Tháng

05/2023

1. Thực hiện giảng dạy chương trình tuần 33, 34, 35 (bắt đầu tuần 33 vào ngày 02/05/2023), kết hợp ôn tập và kiểm tra học kỳ II theo kế hoạch của PGD. Hoàn thành chương trình giảng dạy vào ngày 19/5/2023 và kết thúc chương trình năm học vào ngày 31/5/2023.

2. Kiểm tra  định kì cuôi năm

3. Bình bầu, đề xuất khen thưởng giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năm học 2022 - 2023.

4. Vào học bạ. Giáo viên hoàn thành các loại hồ sơ cá nhân nộp trường, trả các loại TB, ĐDDH đã mượn.

5. Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng và xây dựng CSVC năm 2023 - 2024.

6. Tổ chức tổng kết năm học 2022 - 2023 và Lễ ra trường cho học sinh lớp 5.

7. Hoàn thành các loại báo cáo cuối năm.

Tháng

6, 7/

2023

 

1. Tổ chức ôn tập trong hè cho học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học.

2. Tham dự Lễ tổng kết phát thưởng cho học sinh cuối năm.

3. Bồi dưỡng các modun Chương trình GDPT 2018; Tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 4 Chương trình GDPT mới.

4. Tham gia trực hè.

Tháng

8/2023

1. Ôn tập, kiểm tra học sinh chưa hoàn thành chương trình môn học.

2. Tham gia bồi dưỡng chính trị hè.

Toàn thể Cán bộ GVNV trong tổ căn cứ vào nội dung kế hoạch này để thực hiện trong năm học 2022- 2023. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc cần trao đổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kì hoặc đột xuất để kịp thời giải quyết.

 

PHÊ DUYỆT CỦA BGH

 

 

 

 

        

 

 

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

                        Nguyễn Thị Ngọc Liên